Chương 4: Thuế tiêu dùng khi mua vào

1. Khấu trừ thuế đầu vào được tính toán như thế nào?

Phương pháp tính khấu trừ thuế đầu vào thông thường có hai cách tính là phương thức tính thuế theo nguyên tắc và phương thức tính thuế đơn giản.

(1) Tính thuế như thế nào gọi là theo nguyên tắc? (phương thức tính thuế theo nguyên tắc)
Là phương pháp tính toán dựa trên số tiền thuế tiêu dùng thực tế được bao gồm trong các khoản đầu vào, căn cứ các loại tài liệu như sổ sách đăng ký, giấy nhập hàng hoặc hóa đơn được lưu trữ.
Do đó, để có thể áp dụng việc khấu trừ thuế đầu vào bằng phương pháp tính thuế theo nguyên tắc thì công ty phải lưu trữ sổ sách đăng ký các nội dung liên quan thuế đầu vào và các hóa đơn liên quan tới thuế đầu vào.
Có nghĩa là, việc lưu chỗ cả sổ sách và hóa đơn đều cần thiết.
Về thời gian lưu trữ, sổ sách đăng ký cần được lưu trữ trong vòng 7 năm và hóa đơn cần được lưu trữ trong vòng 5 năm.
Nếu như ta lưu giữ sổ sách 7 năm và lưu giữ hóa đơn 5 năm là hợp lý.
Trường hợp không lưu trữ thì sẽ không áp dụng được phương pháp khấu trừ thuế đầu vào.
Dưới đây là những hạng mục cần có trong sổ sách đăng ký, hóa đơn nêu trên.

【Các hạng mục trong sổ sách đăng ký】
① Tên nhà cung cấp
② Ngày/tháng/năm nhập hàng
③ Nội dung hàng nhập
④ Số tiền chi trả

【Các hạng mục trong hóa đơn】
① Tên nhà cung cấp
① Tên người lập
② Ngày/tháng/năm thực hiện giao dịch
③ Nội dung giao dịch
④ Giá trị giao dịch
⑤ Tên của nơi phát hành hóa đơn (hãng bán lẻ, cửa hàng ăn uống, cửa hàng chụp ảnh, hãng du lịch, ngành vận chuyển khách thông thường bằng ô tô, ngành kinh doanh bãi đậu xe (không phải loại đặc biệt và hạn chế về số lượng người). Đối với một số công ty tương tự khác thì việc ghi tên của nơi phát hành hóa đơn có thể được lược bỏ.

Dù áp dụng bất kì phương thức nào thì thuế tiêu dùng và thuế tiêu dùng địa phương (gọi chung là các loại thuế tiêu dùng) được bao hàm trong giá nhập sản phẩm được tính bằng một phép tính ngược số tiền ghi trên hóa đơn theo công thức sau đây như là một nguyên tắc.

Giá trị trên hóa đơn × 10/110 = Số thuế tiêu dùng

Các khoản thuế tiêu dùng của các giao dịch được tính bằng 10/110 giá trị hóa đơn.

Là do giá trị hóa đơn đã bao hàm thuế tiêu dùng (7.8%) và thuế tiêu dùng địa phương ( tương đương 2.2%).
Đối với số tiền thuế đầu vào được khấu trừ khi tính toán kê khai thuế tiêu dùng, trước hết chúng ta phải tính khoản thuế tiêu dùng (7.8%).
Số tiền tương đương khi thanh toán khoản mua vào chịu thuế được bao gồm giá trị thực là 100, tiền thuế tiêu dùng là 7.8 và tiền thuế tiêu dùng địa phương là 2.2
Do đó trong tổng số tiền 110, ta sẽ tính được số tiền thuế tiêu dùng tương đương là 7.8

Từ đó, số tiền khấu trừ thuế đầu vào khi mua hàng sẽ được tính bằng cách nhân 7.8/110 với tổng số tiền đã bao gồm thuế (bao gồm thuế tiêu dùng và thuế tiêu dùng địa phương) của tất cả các giao dịch mua hàng chịu thuế tiêu dùng trong giai đoạn tính thuế.

Số tiền tương đương phải chi trả để mua hàng chịu thuế × 7.8/110 = thuế tiêu dùng đầu vào

Ví dụ như, nếu tổng giá trị chi trả chịu thuế là 182.640.000 yên ( giá bao gồm thuế) thì thuế tiêu dùng được khấu trừ là:
182.640.000 yên × 7.8/110 = 12,950,836 yên (làm tròn xuống)

(2) Trường hợp đặc biệt được tính toán như thế nào ( trường hợp đặc biệt trong phương thức tính thuế theo nguyên tắc)
Đó là phương pháp mà trong trường hợp thực hiện ghi sổ có sự phân chia phần giá chưa thuế và phần thuế tiêu dùng được tính trên phần giá đó đối với mỗi giao dịch, thì số tiền thuế được khấu trừ sẽ bằng 78% tổng số thuế tiêu dùng được ghi trên sổ sách.

Điều kiện tiên quyết để áp dụng được phương thức đặc biệt này khi thỏa mãn một trong hai yêu cầu sau đây.
① Thứ nhất: hóa đơn nhận được từ các đối tác giao dịch thỏa mãn hai điều kiện sau.
Điều kiện a: hóa đơn và biên lai nhận được từ đối tác giao dịch phải được biểu thị thành hai phần là giá chưa thuế và phần thuế tiêu dùng tương đương.
Điều kiện b: cách xử lý đối với phần thập phân trong các khoản thuế tiêu dùng là loại bỏ phần chưa đủ 1 yên.
②Thứ hai: dù những giao dịch không thỏa mãn hai điều kiện được nêu trên đây, nhưng với mỗi hóa đơn trên sổ sách đều tiến hành ghi riêng biệt phần thuế tiêu thụ có liên quan tới phần giá chưa thuế.
Trong trường hợp này chỉ chấp nhận phương pháp xử lý phần thập phân dưới 1 yên của sô tiền thuế tiêu dùng là phương pháp làm tròn xuống hoặc làm tròn số.
Phương pháp làm tròn lên không được chấp nhận.

Trường hợp thỏa mãn điều kiện ① hoặc ② thì sẽ tính thuế đầu vào được khấu trừ theo cách kết hợp như sau.

  • A.Kết hợp điều kiện ① và phương pháp tính theo nguyên tắc.
    Có nghĩa là, đối với giao dịch được ghi riêng trên hóa đơn thì số tiền thuế khấu trừ sẽ bằng 78% số tiền thuế tiêu thụ đã được phân chia, đối với giao dịch không được ghi ra riêng thì số tiền thuế khấu trừ sẽ được tính theo nguyên tắc (bằng tổng số tiền mua đầu vào × 7.8/110 ).
  • B. Kết hợp ① và ②
    Là phương pháp coi số tiền tương đương 78% số tiền thuế tiêu dùng đã được phân chia đối với giao dịch được ghi riêng trên hóa đơn, và số tiền tương đương 78% tổng số thuế tiêu dùng đã được phân chia trên sổ sách với mỗi hóa đơn đối với các giao dịch khác là số tiền thuế được khấu trừ.
    Tóm lại, với mỗi giao dịch mà giá trị thực và số tiền thuế tiêu dùng được phân chia rõ ràng trên hóa đơn thỏa mãn hai điều kiện trên (điều kiện a và b) thì số thuế được khấu trừ tương đương 78% số thuế tiêu dùng đã quy định.
    Đối với những giao dịch khác, có thể chọn khấu trừ số tiền tương đương 78% thuế tiêu dùng được ghi riêng cho từng giao dịch trên sổ sách dựa trên nguyên tắc (phương pháp tính dựa trên công thức số tiền mua hàng chịu thuế × 7.8/110) hay không.
    Trường hợp tính tích lũy số thuế tiêu dùng đã trả (phương pháp đặc biệt), giả sử số tiền thuế tạm tính (thuế tiêu dùng và thuế tiêu dùng địa phương) là 8.695.652 yên, thì số tiền thuế đầu vào được khấu trừ sẽ tính theo công thức sau.
    8.695.652 yên × 78/100 = 6,782,608 yên (làm tròn xuống)

(3) Cách tính thuế đơn giản được tính như thế nào (phương thức tính thuế đơn giản)
Đây là phương pháp xem số tiền được tính bằng cách nhân thuế tiêu dùng trên doanh thu với một tỷ lệ nhất định, là số tiền thuế tiêu thụ bao gồm khi mua hàng.
Do đó, trường hợp lựa chọn phương thức tính này khì không cần phải tính toán số thuế tiêu dùng đầu vào thực tế được bao gồm trong giá mua hàng
Ví dụ:
Nếu thuế tiêu dùng tính trên doanh thu là 1 triệu yên thì xem
1 triệu yên × 90% = 900 nghìn yên như là số thuế tiêu dùng đầu vào.
Dù số thuế tiêu dùng đầu vào thực tế là 700 nghìn yên thì số thuế 900 nghìn yên vẫn được xem xét là thuế tiêu dùng đầu vào và được khấu trừ.

(4) Cách xử lý đặc biệt đối với việc lưu trữ hóa đơn.
Những trường hợp như sau đây thì chỉ cần lưu trữ sổ sách kế toán.
① Trường hợp tổng giá trị các khoản chi trả khi mua hàng chịu thuế đầu vào chưa tới 30 nghìn yên.
Việc xác định giá trị thanh toán đã đủ 30 nghìn yên hay chưa, thì không tính trên một sản phẩm mà dựa vào giá trị bao gồm thuế trong một lần mua hàng.
②  Trường hợp dù tổng số tiền chi trả vượt quá 3 man yên nhưng vì có lý do bất khả kháng mà không thể nhận được hóa đơn
Lý do bất khả kháng là những lý do sau đây:
a. Trường hợp mua hàng bằng máy bán hàng tự động
b. Trường hợp các loại giấy tờ có thể chứng minh như vé vào cổng, vé tàu xe, vé máy bay ...bị thu hồi lại.
c. Trường hợp đã yêu cầu đối tác giao hóa đơn mua hàng nhưng vẫn không nhận được hóa đơn.
d. Tới ngày cuối cùng trong thời hạn xác định số thuế cho giao dịch mua hàng chịu thuế nhưng vẫn chưa thể xác định giá trị đơn hàng chi trả cho giao dịch đó
e. Trường hợp do một số lý do khác mà đã không nhận được hóa đơn.

(5) Sổ sách kế toán được ghi chép như thế nào?
<Hạng mục ghi chép trong sổ sách kế toán>

a. Tên đối tác mua hàng
b. Ngày/tháng/năm thực hiện mua hàng
c. Nội dung mua hàng
d. Số tiền chi trả

Nội dung mua hàng ghi cụ thể như sau đây:
① Thuế đầu vào trong hoạt động mua hàng
a. Có thể ghi tên hàng chung chung
Đối với nội dung tài sản hoặc dịch vụ liên quan tới mua hàng chịu thuế thì ta có thể ghi chung chung tên sản phẩm. Ta có thể ghi chép ở mức độ có thể tính toán được số thuế đầu vào được khấu trừ khi căn cứ vào sổ sách kế toán, mà không cần phải xác định hóa đơn theo từng loại khi báo cáo.
Tên chung chung ví dụ như:
Cửa hàng hoa quả .... rau củ, trái cây hoặc thực phẩm
Bán buôn các loại hải sản ... các loại cá, đồ khô, thực phẩm
Tuy nhiên, khi có đơn vị có cả những mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế (ví dụ như: bia và phiếu giảm giá bia) thì cần thiết phải ghi riêng.

b. Có thể ghi chép bằng cách tổng hợp các giao dịch phát sinh trong thời gian nhất định.
Trường hợp được yêu cầu tính công nợ mỗi tháng một lần từ đối tác có thực hiện hoạt động mua hàng liên tục với công ty thì trong việc ghi chép sổ sách kế toán ta có thể ghi ngày nhập hàng chịu thuế chính là [Tháng 〇] của tháng đó, có thế ghi số tiền cộng tổng trên hóa đơn
Tuy nhiên, nếu có hai hoặc nhiều tên sản phẩm sử dụng tên chung chung, thì cần phải liệt kê riêng cho từng sản phẩm theo các tên chung chung đó.

c. Phương pháp ghi chép trong sổ mua hàng.
Sổ mua hàng, đơn giản giống như là một tài khoản riêng biệt cho từng nhà cung cấp, chỉ cần nhập tên của nhà cung cấp và tên của sản phẩm trên trang đầu tiên của mỗi nhà cung cấp trong sổ mua hàng thì việc ghi chép sổ mua hàng sau này chỉ cần ghi ngày tháng năm mua hàng và số tiền là đủ.

(Ví dụ cách ghi 1) Ghi chép từng lần nhập sản phẩm

Sổ mua hàng
(Công ty cổ phần sản xuất A số 1-1-1 Shibuya quận Shibuya)

Năm 11
Tháng
Ngày Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Số tiền mua hàng Số tiền đã trả Số dư
9 1 Số dư tháng trước 1.000.000
12 Vít nhỏ 500 1.000 500.000
" Vít gỗ 300 900 270.000
" Vít tròn 1.000 800 800.000 2.570.000


- Trong trường hợp tên chung chung là những sản phẩm giống nhau thì có thể ghi chép tổng hợp như sau đây.

(Ví dụ cách ghi 2) Ghi chép tổng hợp các sản phẩm giống nhau

Sổ mua hàng

Năm 11
Tháng
Ngày Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Số tiền mua hàng Số tiền đã trả Số dư
9 1 Số dư tháng trước 1.000.000
12 Vít các loại 1.570.000 2.570.000


- Trong trường hợp có bảng mã sản phẩm hoặc trường hợp trên các hóa đơn có ghi tên và mã sản phẩm thì có thể ghi tên sản phẩm bằng các mã sản phẩm (kí hiệu, số hiệu).

(Ví dụ cách ghi 3) Ghi theo số hiệu bộ sản phẩm

Sổ mua hàng

Năm 11
Tháng
Ngày Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Số tiền mua hàng Số tiền đã trả Số dư
9 1 Số dư tháng trước 1.000.000
9 12 Nhập mặt hàng (số 615) 500 1000 500.000
" Nhập mặt hàng (số 715) 300 900 270.000


- Trường hợp tên đại diện là giống nhau, nếu đã rõ ghi nội dung sản phẩm ngay từ đầu, thì cũng có thể ghi bằng số hiệu phiếu nhập hàng.

(Ví dụ cách ghi 4) Ghi theo số hiệu phiếu nhập hàng.

Sổ mua hàng
(Công ty cổ phần sản xuất công ty cổ phần sản xuất A số 1-1-1 Shibuya quận Shibuya) (sản phẩm nhập: vít các loại)

Năm 11
Tháng
Ngày Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Số tiền mua hàng Số tiền đã trả Số dư
9 1 Số dư tháng trước 1.000.000
12 Nhập hàng theo phiếu nhập số 50 1.570.000
14 Nhập hàng theo phiếu nhập số 51 2.100.000


②Thuế đầu vào trong chi phí
a. Có thể ghi bằng tên chung chung
Về các nội dung các tài sản hay dịch vụ có liên quan việc chuyển nhượng các tài sản chịu thuế, ví dụ như mua bút bi và cục tẩy tại các cửa hàng văn phòng phẩm.
Ghi sổ kế toán trong trường hợp này sẽ có lựa chọn ghi theo từng sản phẩm (bút bi, tẩy) hay theo tên chung chung như văn phòng phẩm. Nhưng trong trường hợp này nên ghi theo tên chung chung là văn phòng phẩm sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, trường hợp các sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế như (các loại tem phiếu văn phòng phẩm (không chịu thuế) với bút bi được mua lẫn với nhau thì cần phải ghi riêng biệt.
Ngoài ra, trường hợp nếu mua nhiều sản phẩm chung chung trong một giao dịch, ví dụ như mua cả văn phòng phẩm lẫn sách, thì có thể tổng hợp lại và ghi văn phòng phẩm cũng được. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp như thế này vẫn có sự trộn lẫn các sản phẩm chịu thuế và sản phẩm không chịu thuế thì vẫn phải ghi riêng.

b. Có thể ghi bằng cách tổng hợp các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ như, trường hợp mua từ cửa hàng văn phòng phẩm 10 lần một tháng, thì có thể lấy hóa đơn tổng hợp hàng đã mua trong vòng một tháng.
Trường hợp như thế này gọi là ghi chép tổng hợp các giao dịch của 1 tháng.
Điều đó có nghĩa là ta có thể ghi tổng hợp theo tháng như: “văn phòng phẩm tháng 4”.

③ Phạm vi sổ kế toán.
Những sổ kế toán cần lưu trữ như là điều kiện để được áp dụng khấu trừ thuế đầu vào, không chỉ giới hạn chỉ mỗi sổ cái, mà là tất cả sổ sách kế toán được ghi chép đầy đủ các khoản mục.
Sổ sách kế toán bao gồm: sổ định khoản, phiếu định khoản, sổ phụ, sổ cái phụ ( sổ xuất nhập tiền mặt, sổ mua hàng, sổ chi phí v.v..) sổ cái v.v...

④ Tên của nhà cung cấp
Tên cùa nhà cung cấp hàng chịu thuế được quy định khi ghi chép trong sổ kế toán là “Họ tên hoặc là Tên gọi”.
Ví dụ như, nếu là công ty thì sẽ ghi là “Công ty cổ phần Yamada”
Tuy nhiên, nếu dựa vào danh sách các nhà cung cấp mà có ghi chép rõ ràng tên chính thức của nhà cung cấp, thì dựa vào đặc trưng của nhà cung cấp đó việc ghi chép như “Cửa hàng yamada”, “Các hiển thị như số ký hiệu của nhà cung cấp” cũng được chấp nhận.

(6) Tính toán phần thuế áp dụng thuế suất cũ.
Việc thay đổi thuế suất và thực hiện thu thuế tiêu dùng địa phương được tiến hành đối với các giao dịch phát sinh từ sau ngày 1 tháng 10 năm 2019, tuy nhiên do áp dụng biện pháp chuyển giao nên cũng có những giao dịch được tính theo mức thuế suất cũ.
Ví dụ như chi phí thuê mượn là những giao dịch áp dụng biện pháp chuyển giao và mức thuế suất cũ.
Do đó, việc tính toán những phần được áp dụng mức thuế suất cũ (6.3% ) là cần thiết. Mua hàng được tính theo mức thuế suất cũ thông thường được xem xét như sau đây.

① Đối với giao dịch mua các thiết bị, phần mềm mà hợp đồng được kí trước ngày 1 tháng 4 năm 2019, những phần được bàn giao sau ngày 1 tháng 10 năm 2019 mà thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì sẽ được áp dụng mức thuế suất là 6.3%.

② Đối với giao dịch thanh toán tiền thuê, tiền nhà mà hợp đồng được kí trước ngày 1 tháng 4 năm 2019, thì những phần phát sinh sau tháng tháng 10 năm 2019 thì vẫn được áp dụng mức thuế 6.3% nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

<Các biện pháp chuyển giao liên quan tới cho thuê tài sản>
Ví dụ như trường hợp các công ty cho thuê thực hiện hoạt động cho thuê liên tục từ trước thời điểm ngày 1 tháng 10 năm 2019 (sau đây gọi là ngày áp dụng), thì đối với những phần doanh thu cho thuê sau ngày áp dụng sẽ được tính mức thuế suất là 7.8%.
Tuy nhiên, với những hợp đồng được kí kết từ ngày 1 tháng 10 năm 2013 tới ngày 1 tháng 4 năm 2019, trường hợp thực hiện hoạt động cho thuê liên tục từ trước ngày áp dụng thuế suất mới thì căn cứ vào việc đáp ứng một số điều kiện nhất định, những giao dịch phát sinh sau ngày áp dụng cũng có thể được áp dụng mức thuế suất là 6.3%. Tuy nhiên, trường hợp thay đổi mức giá cho thuê sau thời điểm ngày 1 tháng 10 năm 2019 thì mức thuế suất sẽ thay đổi là 7.8%.

Tóm tắt
  1. Phương pháp tính toán khấu trừ thuế đầu vào theo hai phương thức là phương thức tính thuế theo nguyên tắc và phương pháp tính thuế đơn giản.
  2. Phương thức tính thuế theo nguyên tắc là khoản thuế đầu vào được khấu trừ sẽ được tính bằng công thức 7.8/110 nhân với tổng số giá trị hàng chịu thuế mua trong kỳ tính thuế.
  3. Phương thức tính thuế đơn giản là khoản thuế đầu vào được khấu trừ sẽ được tính bằng một tỉ lệ nhất định nhân với số thuế tính trên doanh thu.

2. Giao dịch không được khấu trừ thuế đầu vào.

Đối với những giao dịch không phải là đối tượng chịu thuế tiêu dùng, cho dù đã thanh toán tiền thì vẫn không được khấu trừ thuế đầu vào.
Một số giao dịch tiêu biểu như thanh toán chi phí nhân sự, mua bán đất hoặc chứng khoán có giá.

(1) Liệu thuế đầu vào có trong các khoản tiền lương, thưởng hay không?
Các khoản tiền lương không nằm trong phạm vi đối tượng chịu thuế tiêu dùng.
Do đó, không thích hợp tính thuế đầu vào.
Các khoản tiền lương là những khoản như lương, phí thường niên, tiền thưởng, trợ cấp hưu trí.
Các loại bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp do công ty chi trả cũng không thích hợp tính thuế đầu vào.
Mặt khác, chi phí chi trả cho công ty phái cử thì có thể được tính thuế đầu vào.
Những khoản phí được chi trả tương đương trong thực thế như phụ cấp đi lại, phí công tác, phí nhà ở, chi phí hàng ngày sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào vì nó là những giao dịch bị đánh thuế tiêu dùng.
Trong trường hợp những khoản phí trên được chi trả vượt quá khoản phí tương đương trong thực tế thì phần vượt quá mức thông thường được xử lý như những khoản không thích hợp chịu thuế đầu vào.

(2) Đất đai, các loại cổ phiếu có chịu thuế đầu vào hay không.
Chuyển nhượng chứng khoán có giá, đất đai không phải chịu thuế tiêu dùng.
Do đó, ngay cả khi mua chứng khoán có giá, đất đai và thanh toán một giá trị tương đương thì vẫn không phải là đối tượng được khấu trừ thuế đầu vào.

(3) Có giao dịch nào khác mà không chịu thuế đầu vào hay không?
Ngoài chi phí nhân sự, chi phí mua chứng khoán có giá hoặc đất đai thì một số chi phí như: phí hội viên, phí gia nhập hội, các khoản đóng góp, các khoản quyên góp, chi phí lãi vay, phí giảm giá, các khoản ma chay hiếu hỉ, tiền thuê kí túc xá, nhà ở .. là những đối tượng trong các giao dịch không được khấu trừ thuế đầu vào.

Những loại được tính trong chuyển nhượng tài sản không chịu thuế Mua đất đai, chứng khoán có giá, tem bưu chính (Chú ý), tem thuế, phiếu quà tặng
Những loại được tính trong cung cấp dịch vụ không chịu thuế Lợi lức thu được từ cho vay tiền, phí phúc lợi theo quy định của pháp luật, phí bảo hiểm, tiền đặt cọc, dịch vụ hành chính do các cơ quan nhà nước cung cấp, tiền thuê nhà
Dịch vụ không chịu thuế dựa theo chính sách xã hội Y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục...
Những loại không phải là đối tượng chịu thuế. Giao dịch tại nước ngoài, lương, chi phí nhân công, khấu hao, thuế, tiền ma chay hiếu hỉ, tiền quyên góp, hội phí, tiền bồi thường thiệt hại...

(Chú ý) Tem bưu chính nếu được sử dụng trong giao dịch chịu thuế ngay sau thời điểm mua thì có thuể được khấu trừ thuế đầu vào tại thời điểm mua.