Những điểm quan trọng đối với chi phí công ty và tiết kiệm tiền thuế

1. Mẹo xác định kỳ quyết toán

Q. Công ty chúng tôi có kỳ quyết toán vào tháng 3, tuy nhiên 30% doanh thu cả năm tập trung chủ yếu vào tháng 3. Do đó chưa thể thực hiện được các hoạt động quyết toán. Có phương pháp nào tốt đối với những công ty có những biến động theo mùa giống công ty chúng tôi không?

Điểm quan trọng: Kỳ quyết toán có thể thay đổi theo tình hình công ty. Lấy tháng có doanh số cao nhất làm tháng đầu kỳ.

Kỳ quyết toán có thể thay đổi tự do tùy theo tình hình hoạt động của công ty. Có thể nói chọn kỳ quyết toán mà doanh thu tăng mạnh ngay sau kỳ quyết toán thì sẽ dễ suy nghĩ ra các đối sách tốt hơn. Việc xem xét việc tăng lương cho cán bộ cũng dễ hơn.

A. Công ty có doanh thu biến động theo mùa, nếu đặt tháng có doanh thu cao nhất làm tháng đầu kỳ thì việc xem xét chính sách tiết kiệm thuế sẽ dễ hơn. Doanh thu 1 năm của công ty A và công ty B giống nhau. Công ty A vì có doanh số cao nhất vào đầu kỳ nên việc quyết định số tiền lương nhân viên dựa trên doanh số cao nhất đó. Mặt khác, trường hợp công ty B, vì không chắc chắn doanh số sẽ đạt mức cao nhất là bao nhiêu, nên cần phải cân nhắc đưa ra một con số ước tính ví dụ như số tiền lương nhân viên.Vào cuối kỳ, khi đột nhiên muốn xem xét các biện pháp thì các sự lựa chọn cũng bị giới hạn. Công ty A được đánh giá có thể có nhiều chính sách quyết toán hơn.

<Công ty A> Sự thay đổi doanh thu

Quý I Quý II Quý III Quý IV(Quyết toán)


<Công ty B> Sự thay đổi doanh thu

Quý I Quý II Quý III Quý IV(Quyết toán)

2. Phân biệt chi phí tiếp khách các chi phí khác

Q. Chi phí ăn uống 1 người dưới 5.000 Yên thì không được xử lý là chi phí tiếp khách, mà là chi phí hội họp. Tuy nhiên điều đó có đúng hay không?

Điểm quan trọng: Nếu chi phí ăn uống với khách hàng dưới 5.000 Yên 1 người thì vẫn được tính.

Điểm quan trọng là ăn uống cùng với ai. Nếu ăn uống với khách hàng, 1 người dưới 5.000 Yên và tính vào chi phí hội họp thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu vượt quá 5.000 Yên cho 1 người thì không được tính là chi phí ăn uống trong nội bộ công ty (là chi phí ăn uống chỉ dành cho cán bộ, nhân viên công ty và gia đình cán bộ nhân viên).

A. 1.Chi phí tiếp khách dưới 5.000 Yên là gì?
Theo bản sửa đổi năm 2006, những chi phí ăn uống dưới 5.000 Yên cho 1 người (ngoại trừ chi phí ăn uống trong nội bộ công ty) được loại trừ khỏi chi phí tiếp khách. Chi phí ăn uống trong nội bộ công ty là trường hợp tổ chức ăn uống giữa các cán bộ, giữa cán bộ với nhân viên hoặc với gia đình cán bộ nhân viên (tóm lại, chỉ áp dụng đối với người trong công ty ) thì sẽ không được tính đến. Tuy nhiên, những chi phí tương đương chi phí phúc lợi xã hội, chi phí hội họp vẫn sẽ được phân loại như chi phí từ trước tới giờ.
Cụ thể sẽ được tính toán theo công thức dưới đây. Về thuế tiêu dùng, những công ty nào áp dụng phương thức kế toán không bao gồm thuế thì phân định dựa trên giá trị chưa thuế, áp dụng phương thức bao gồm thuế thì phân định dựa trên giá trị đã bao gồm thuế.
<Công thức tính>

Số tiền chi trả như là chi phí cần thiết cho việc ăn uống ÷ Số người tham gia ăn uống = Số tiền cho 1 người

2.Đối với các hoạt động chơi gôn, xem kịch, du lịch
Đối với việc ăn uống khi mời khách hàng tham gia các hoạt động như chơi gôn, xem kịch, du lịch .v.v., theo nguyên tắc thì tất các hoạt động đó được xem như là một, và vẫn là đối tượng của chi phí tiếp khách.

3.Mối quan hệ với các chi phí khác

  1. Mối quan hệ với chi phí phúc lợi xã hội.
    Chi phí ăn uống được tổ chức trong nội bộ công ty như tiệc mừng năm mới, tiệc tất niên tổng kết cuối năm... sẽ được ghi nhận vào chi phí phúc lợi xã hội.
  2. Mối quan hệ với chi phí hội họp
    Trong các cuộc họp, trường hợp chi phí ăn uống phát sinh cho 1 người trên 5.000 Yên sẽ được ghi nhận vào chi phí hội họp (Vì không có trường hợp trên 5.000 Yên mà ghi nhận vào “Chi phí tiếp khách”). Chi phí hội họp là chi phí cần thiết thông thường để cung cấp trà bánh, cơm hộp và các loại đồ ăn thức uống khác liên quan đến hội họp. Vì là hội họp nên chi phí ăn uống liên quan đến cửa hàng chủ yếu cung cấp rượu thì không được chấp nhận.

4.Những chi phí không được xem như là một khoản tiền bị tổn thất trong chi phí tiếp khách
Đối với chi phí tiếp khách của công ty có vốn sở hữu dưới 100 triệu Yên, phần vượt quá 4 triệu Yên trong 1 năm thì không được xem là khoản tiền bị tổn thất. Ngoài ra, 10% chi phí tiếp khách đã chi trả dưới 4 triệu Yên nêu trên cũng không được xem là khoản tiền bị tổn thất.
Tóm lại, nếu chi trả 6 triệu Yên chi phí tiếp khách, thì có 2 triệu Yên ( phần vượt quá 4 triệu Yên) và 400 nghìn Yên (10% của phần dưới 4 triệu Yên), tổng cộng là 2 triệu 400 nghìn Yên là không phải khoản tiền bị tổn thất. Hãy chi trả chi phí sao cho phần chi phí được xem như khoản tiền bị tổn thất càng nhiều càng tốt.

3. Những quy định về chi phí đi lại mà bạn chưa biết

Q. Tôi nghe từ giám đốc công ty một người bạn nói rằng “Công ty của tôi lập ra những quy định về chi phí đi lại để thực hiện tiết kiệm thuế”, vậy việc đó có nghĩa là gì? Thực sự có thể tiết kiệm thuế được không?

Điểm quan trọng: Quy định về chi phí đi lại là một phương pháp tiết kiệm thuế hữu hiệu và làm cho các chuyến công tác trở nên thú vị hơn.

Nếu quy định số tiền cho “Chi phí đi 2 chiều”, “Phụ cấp theo ngày” đối với từng chức vụ trong quy định chi phí đi lại, thì số tiền đó sẽ được xem như là chi phí đi lại và sẽ trở thành một khoản tổn thất. Mặt khác, cán bộ nhân viên nhận được trợ cấp chi phí đi lại thì có thế sử dụng khoản trợ cấp đó để đi lại hoặc tiết kiệm bằng việc mua vé giá rẻ cũng được. Số tiền chênh lệch giữa số tiền trợ cấp và số tiền chi trả thực được xem như là phụ cấp cá nhân.

A. Ngoài các quy định đối với chi phí đi lại, còn có các quy định về phúc lợi xã hội, lương hưu, lương hưu cho cán bộ. Và những quy định về chi phí đi lại thật sự có hiệu quả trong việc giảm thuế.

Các loại quy định Nội dung Mức độ hiệu quả
Quy định chi phí đi lại đối với các chuyến công tác trong nước Quy định về cự ly đối với công tác trong nước, quy định đi về trong ngày hay ở lại, quy định mức sử dụng (có thể sử dụng thẻ tàu JR hay không) với từng phụ cấp đi lại hàng ngày cho từng vị trí.
Quy định về chi phí đi lại đối với các chuyến công tác nước ngoài Quy định khu vực đối với công tác nước ngoài, các quy định khác như mức sử dụng, phụ cấp đi lại hàng ngày, có hay không có chi phí chuẩn bị
Quy định về phúc lợi xã hội Những quy định về hiếu hỷ đối với nhân viên
Quy định về tiền lương, lương hưu Là cơ sở để tính toán tiền trợ cấp thôi việc khi có một nhân viên rời công ty.
Quy định về lương hưu cho cán bộ Thiết lập nên những quy định về chi trả trợ cấp hưu trí cho cán bộ. Là cơ sở để tính trợ cấp hưu trí cho cán bộ

4. Lợi ích của nhà ở công ty (Nhà ở công ty thuê cho)

Q. Giám đốc của bên liên kết sử dụng căn hộ mà công ty thuê để làm nhà ở. Có vẻ như có thể tiết kiệm được tiền thuế, nhưng bằng cách nào, và ai là người được lợi?

Điểm quan trọng: Đối với nhà ở công ty dành cho cán bộ, thì khoản tiền thuế thu nhập của cán bộ, cá nhân sẽ được tiết kiệm.
Trong trường hợp lấy danh nghĩa của công ty để ký hợp đồng thuê căn hộ cho cán bộ sử dụng để ở, thì công ty cần thu tiền thuê nhà từ cán bộ đó. Nếu miễn phí thuê nhà, thì sẽ bị đánh thuế vào lợi ích tài chính của cá nhân. Theo thông tư (Thông tư cơ bản về thuế thu nhập 36-40, 36-41) thì nên thu “tiền thuê nhà thông thường” (số tiền tương đương 50% só tiền chi trả) như là chi phí thuê nhà. Đối với cán bộ thì sẽ được giảm thuế thu nhập trong trường hợp này.

A. (Ví dụ) Thuê nhà ở công ty quy mô nhỏ

Công ty thuê một căn hộ (tiền thuế nhà 1 tháng 160 nghìn Yên) để làm nhà ở cho cán bộ A từ công ty bất động sản. Công ty sẽ thu 50% số tiền đã trả cho công ty bất động sản tương đương là 80 nghìn Yên.
① (Trước khi thực hiện nhà ở công ty) Cán bộ A sẽ chịu 160 nghìn Yên tiền thuê nhà từ tiền lương (giả sử thuế suất thuế thu nhập, thuế thị dân là 50%) (có nghĩa là đó là số tiền nhà phải chi trả trong tổng số 320 nghìn Yên tiền lương).
② (Sau khi thực hiện nhà ở công ty) Công ty sẽ chịu 160 nghìn Yên, cán bộ A sẽ trả lại công ty 80 nghìn Yên tiền nhà (để giảm bớt gánh nặng của cán bộ A với công ty, tiền lương của cán bộ A sẽ giảm đi 80 nghìn Yên).
③ Kết quả, tiền thuê nhà mà cán bộ A chi trả từ tiền lương nhận về tay là 80 nghìn Yên, tiết kiệm được 80 nghìn Yên mỗi tháng đối với thuế thu nhập, thuế thị dân. Và 1 năm sẽ tiết kiệm được 96 nghìn Yên.
Loại tiền lương Trước khi thuê nhà ở công ty Sau khi thuê nhà ở công ty
Cán bộ, cá nhân Chịu 160 nghìn Yên tiền nhà từ tiền lương tay ( thuế thu nhập 160 nghìn Yên) Giảm lương 80 nghìn Yên, thanh toán tiền nhà cho công ty 80 nghìn Yên.(Thuế thu nhập phải chịu chỉ là 80 nghìn Yên, giảm được 80 nghìn Yên)
Nhà ở công ty Tổn thất 160 nghìn Yên tiền lương Tổn thất 160 nghìn Yên cho tiền thuê nhà. Thu tiền nhà từ cán bộ là 80 nghìn Yên, tiền lương giảm đi 80 nghìn Yên, cấn trừ xem như bằng 0.

2.Yêu cầu đối với nhà ở công ty quy mô nhỏ
Yêu cầu về diện tích: bằng gỗ là 132m2, bằng bê tông là dưới 99m2 (Nếu vượt quá diện tích này, sẽ trở thành nhà ở công ty cao cấp, và chế độ sẽ khác đi)

3.Số tiền thuê nhà thông thường
Số tiền thuê nhà thông thường là số tiền được nêu ở mục (1) hoặc mục (2) dưới đây. (※Vì không thể biết được thông tin như số tiền đánh giá thuế tài sản cố định, nên thường tiền thuê nhà sẽ tương đương 50% số tiền thanh toán. Do đó, theo như ví dụ nêu trên thì tiền thuê nhà thông thường là 80 nghìn Yên, tương đương 50% của 160 nghìn Yên).
(1) Số tiền tính từ đánh giá thuế tài sản cố định ( tổng của ① và ②)
① (Số tiền đánh giá thuế tài sản cố định của nhà ở) x 0.2% + 12 Yên x (Diện tích vườn của nhà ở/3.3m2) = Số tiền thuê nhà thuần
② (Số tiền đánh giá thuế tài sản cố định của đất nền) x 0.22% = Số tiền thuê đất thuần
(2) Tiền thuê nhà tương đương 50% số tiền đã chi trả

4.Lợi ích từ bảo hiểm xã hội
Phần chi phí thanh toán tiền lương bị giảm thì phí bảo hiểm xã hội cũng bị giảm. Nếu cộng tiền thuế và tiền bảo hiểm xã hội lại thì được lợi ích rất lớn.

5. Việc giảm thuế đối với sử dụng xe công ty

Q. Giám đốc của bạn tôi cứ 3 năm đổi xe 1 lần. Đổi sang xe mới, xe cũ đều có. Nhân viên bán hàng xe cao cấp cho biết có phương pháp để tiết kiệm tiền thuế khi đã sử dụng những chiếc xe này, vậy lời nói đó có liên quan đến việc đổi xe của giám đốc bạn tôi hay không?

Điểm quan trọng: Thời gian khấu hao xe là 6 năm. Giá thị trường, giá trị sổ sách và thời điểm.
Xe ô tô được khấu hao như là chi phí trong vòng 6 năm. Xe Mercedes 20 triệu Yên sau 6 năm giá trị sổ sách cũng chỉ còn 1 Yên. Trường hợp khấu hao theo phương pháp tỷ lệ nhất định, 3 năm đầu sẽ khấu hao khoảng 80% giá trị tài sản. Tuy nhiên, giá thị trường thì giảm không đáng kể. Sự chênh lệch này chính là điểm quan trọng.

A. 1.Mua xe mới
Sau một vài năm trôi qua kể từ khi mua một chiếc xe mới, và nếu bán chiếc xe ở giai đoạn mà giá trị sổ sách của nó giảm xuống thì dự kiến có thể thu được lợi nhuận. Vì đường cong của giá trị hao mòn với đường cong giảm giá thị trường trên thực tế có sự chênh lệch.
Ngoài ra, cũng có trường hợp cá nhân mua tài sản của công ty và sử dụng như là một tài sản cá nhân. Khi chuyển nhượng từ công ty sang cá nhân, vì bán theo giá thị trường nên hãy nhờ cửa hàng định giá dùm. Giá trị được định giá đó là giá trị thị trường.
Trong trường hợp xe cao cấp thì yếu tố màu sắc, kiểu dáng khá quan trọng. Nếu màu sắc của xe đang thịnh hành thì có thể bán được giá cao.

2.Mua xe cũ
Nếu mua xe cũ thì thời gian khấu hao tài sản đó sẽ ngắn lại. Thời gian sử dụng của xe chuyên chở khách sau khi trải qua 6 năm kể từ khi đăng ký lần đầu là 2 năm (Chú ý) . Do đó, dù là xe Mercedes Benz cũ thì cũng khấu hao chi phí trong 2 năm. Cảm giác là sẽ có lợi.

(Chú ý) Thời gian sử dụng của tài sản cũ

  1. Tài sản đã qua hết thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật: Thời gian sử dụng tương đương 20% thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật của tài sản đó.
  2. Tài sản đã qua một phần thời gian sử dụng theo quy định: thời gian sử dụng tài sản đó sẽ được tính bằng cách lấy thời gian sử dụng theo quy định trừ đi số năm đã sử dụng, cộng thêm 20% số năm đã sử dụng.
Ngoài ra, khi thời gian sử dụng tài sản được tính toán theo công thức đó có số lẻ dưới 1 năm, thì bỏ đi phần lẻ, trường hợp thời gian sử dụng đó chưa tới 2 năm thì xem như là 2 năm.

※Thời gian sử dụng tài sản cũ này, dù là tài sản khác như tòa nhà.v.v.. thì vẫn được áp dụng quy định nêu trên.

6. Tài sản khấu hao giá trị nhỏ

Q. Vui lòng cho chúng tôi biết về tài sản khấu hao giá trị nhỏ có sự ưu đãi trong tờ khai thuế màu xanh. Công ty chúng tôi thuộc đối tượng công ty vừa và nhỏ. Trong kỳ đã mua một máy tính xách tay trị giá 280 nghìn Yên, sau đó đã mua thêm Office của công ty Microsoft (trị giá 55.000 Yên) để cài đặt. Vậy xử lý tất cả những chi phí tổn thất trên như thế nào là tốt nhất?

Điểm quan trọng: Không có vấn đề gì khi xử lý tất cả các khoản chi phí tổn thất. (Tài sản khấu hao giá trị nhỏ)
Vì công ty nằm trong đối tượng công ty vừa và nhỏ, nên có thể được tính vào khoản tổn thất tạm thời đối với tài sản khấu hao có giá trị dưới 300 nghìn Yên. Xét trong trường hợp này, vì sản phẩm Office của công ty Microsoft có giá trị dưới 100 nghìn Yên nên có thể được tính vào khoản tổn thất tạm thời. Tuy nhiên do tổng cộng giá trị 1 năm chỉ được giới hạn phạm vi 300 nghìn Yên, nên trong trường hợp này chỉ có máy tính xách tay trị giá 280 nghìn Yên là đối tượng được tính vào chi phí tổn thất.

A. Những công ty vừa và nhỏ mua tài sản khấu hao có nguyên giá dưới 300 nghìn Yên thì có thể tính số tiền tương đương nguyên giá đó vào chi phí tổn thất dựa trên điều kiện nhất định trong trường hợp đã sử dụng tài sản đó cho hoạt động kinh doanh.
Khi mua tài sản mà có giá trị dưới 100 nghìn Yên, thì khoản tiền đó là khoản tiền bị tổn thất. Trường hợp trên 100 nghìn Yên thì chọn sử dụng quy định “Trường hợp đặc biệt bao gồm khoản tổn thất đối với tài sản khấu hao giá trị nhỏ ( những tài sản có nguyên giá dưới 300 nghìn Yên)” hoặc quy định “Chế độ bao gồm khoản tổn thất đối với tài sản khấu hao 1 lần”. Thông thường những người áp dụng quy định “Trường hợp đặc biệt bao gồm khoản tổn thất đối với tài sản khấu hao giá trị nhỏ ( những tài sản có nguyên giá dưới 300 nghìn Yên)” của người đi trước thì có lợi hơn. Tuy nhiên, trường hợp số tiền vượt quá hạn mức 3 triệu Yên thì hãy thử áp dụng quy định “Chế độ bao gồm khoản tốn thất đối với tài sản khấu hao 1 lần”.

Giá trị của tài sản khấu hao Điều kiện để tính khoản tổn thất Tình hình sử dụng
Trên 100 nghìn Yên tới dưới 300 nghìn Yên Hạn mức cho tổng cả năm là 3 triệu Yên.
Tờ khai thuế cho các đơn vị pháp nhân (Mục cần điền ở Bảng đính kèm 16 (7))
Trên 100 nghìn Yên tới dưới 200 nghìn Yên Khấu hao trong vòng 3 năm giống như tài sản khấu hao 1 lần
※ Xem xét trong trường hợp đã quá hạn mức 3 triệu Yên ở mục trên. Cũng có thể áp dụng với tờ khai thuế màu trắng
Dưới 100 nghìn Yên Những tài sản có nguyên giá dưới 100 nghìn Yên, hoặc có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì có thể tính vào khoản tổn thất giống như chi phí cho đồ dùng văn phòng

2.Những công ty vừa và nhỏ là những công ty nào?
Những công ty vừa và nhỏ là công ty có vốn chủ sở hữu dưới 100 triệu Yên, không có vốn góp của công ty có vốn chủ sở hữu quá 100 triệu Yên.

3.Đơn vị tài sản được thẩm định
Đánh giá xem tổng giá trị của tài sản sử dụng nguyên một bộ sản phẩm, ví dụ như ghế sofa, có giá trị dưới 300 nghìn Yên hay không? Thông thường những tài sản theo nguyên bộ sản phẩm như vậy thì sẽ được đánh giá theo nguyên bộ sản phẩm.